1. Home
  2. Uncategorized
  3. Kiếm Nhật Kanata – linh hồn của các võ sĩ Samurai xứ sở Phù Tang
Linh Chi 2 năm trước

Kiếm Nhật Kanata – linh hồn của các võ sĩ Samurai xứ sở Phù Tang

Rate this post

Không chỉ là loại vũ khí nổi tiếng gắn liền với các Samurai trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của Nhật Bản, kiếm Nhật Kanata còn được xem là linh hồn của võ sĩ và là biểu tượng của truyền thống văn hóa đất nước này.

Sự ra đời của kiếm Nhật Kanta trong dòng chảy lịch sử dân tộc Nhật Bản

Người Nhật vốn có truyền thống sử dụng vũ khí từ lâu đời. Lịch sử nước Nhật ghi nhận việc dùng kiếm đã được bắt đầu ngay từ thời đại Kofun và Nara (300-794). Bước sang thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9, người Nhật bắt đầu rèn Katana có hình cong ở gần cán rồi dần dần cả lưỡi Katana cũng cong hoàn toàn.

Sự ra đời của kiếm Nhật Kanta trong dòng chảy lịch sử dân tộc Nhật Bản.
Sự ra đời của kiếm Nhật Kanta trong dòng chảy lịch sử dân tộc Nhật Bản.

Trong thời đại Heian (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp. Cùng với tăng nhân, những Samurai trở thành lực lượng quan trọng giúp triều đình bảo vệ lãnh thổ. Vị thế của các Samurai được tăng lên và kiếm Nhật Kanata trở thành biểu tượng cho tác phong, danh dự của những người võ sĩ. Kiếm Kanata chỉ có các Samurai mới được đem bên mình, thường được sử dụng trong tác chiến với lực sát thương cao, được xem là loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới thời xưa.

Kitaeru – Tinh hoa nghệ thuật rèn kiếm Nhật Kanata

Là vật bất ly thân và là biểu trưng cho tinh thần thượng võ của các Samurai nên việc rèn kiếm Nhật Kanata cũng được xem là một nghệ thuật đỉnh cao.

Một thanh kiếm Nhật Katana bao gồm lá thép, sắt non và thép già với hàm lượng carbon khác nhau. Trong đó, Shingane là lõi của Katana, được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Hadagane là vỏ bao bên ngoài, cũng được tạo ra bằng kỹ thuật tương tự nhưng dùng sắt non và thép lá. Lưu ý là vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên giòn và không đều.

Lưỡi kiếm sau đó được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật khít. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh với độ dẻo dai cao.

Kitaeru – Tinh hoa nghệ thuật rèn kiếm Nhật Kanata.
Kitaeru – Tinh hoa nghệ thuật rèn kiếm Nhật Kanata.

Tạo những gân sóng ở phần lưỡi kiếm được xem là tuyệt kĩ rèn kiếm của người Nhật, đồng thời là thước đo cho sự tài hoa, khéo léo của mỗi người thợ. Thông thường, khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng kiếm đã hoàn thành, một loại hợp chất bao gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên mặt lưỡi kiếm, sau đó để khô tự nhiên. Tiếp theo, người thợ rèn dùng thanh tre khắc lên lớp bùn một số hoa văn rồi để lại vào trong lò nung nóng đến mức có “màu của Mặt Trăng tháng 2 hay tháng 8”. Sau đó lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. 

 Với một thanh kiếm Nhật Nakata, phần cứng nhất là lưỡi thép, gồm có những hạt khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (nước sôi) tượng trưng cho tinh thần dũng cảm, cứng cỏi. Nioi (hương thơm nhìn được) tượng trưng cho sự quý phái và cao thượng. Những hạt này có được do việc gập đi gập lại trong quá trình rèn kiếm. Trong khi Nioi mắt thường không thấy được, chỉ gợn lên một làn sương mỏng thì Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như một chùm tinh tú. Những hoa văn đó có tên gọi riêng của nó, có thể là mây, là sóng biển, là dãy núi hoặc hoa… Chính đặc điểm này khiến mỗi thanh kiếm Nhật Nakata trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện địa vị của chủ nhân và mỗi người thợ rèn kiếm trở thành một nghệ nhân.

Và cũng với mong muốn biến vũ khí thành tác phẩm nghệ thuật, đồng thời khẳng định sự tài hoa trong kĩ thuật rèn, các thợ rèn Nhật đã tạo ra những đường cong lượn trên kiếm Kanata.

Kiếm Nhật katana sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn.

Một điều đặc biệt là với kiếm Nhật Kanata, chi phí để hoàn thiện có thể có giá trị ngang một gia tài. Tuy nhiên, lưỡi kiếm không phải là phần đắt nhắt mà là tsuba (kiếm cách, phần ngăn giữa cán kiếm và thân kiếm) với cách chế tác như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mĩ.

Kiếm Nhật Kanata và những quy tắc nghiêm ngặt khi sử dụng

Kiếm Nhật Kanata có một lưỡi, dài, cong và luôn được các võ sĩ đeo trên thắt lưng. Kanata thường cặp với một thanh đao ngắn hơn là Wakizashi hoặc cực ngắn gọi là Tanto. Trong đó kiếm Kanata dùng để chém trong tác chiến, đao ngắn để đâm khi đến gần đối phương.  

Khi đi kèm với giáp trụ, kiếm Nhật Kanata sẽ được các Samurai đeo lưỡi hướng xuống dưới để tiện rút ra. Với thường phục, Samurai sẽ đeo lưỡi hướng lên. Tuy ngày nay không còn trở nên phổ biến, kiếm nhật Kanata vẫn được giới sưu tầm mến mộ, săn đón. Một số thể thao võ thuật Nhật Bản, như: Kendo, Kenjutsu, Battojutsu….vẫn vận dụng nghệ thuật tác chiến trong Kanata.

Kiếm Katanna – “Tinh thần Nhật Bản”

Theo truyền thống, cùng với ngọc và gương, đao kiếm được người Nhật coi như biểu tượng của hoàng gia, thờ tại đền Ise gần hoàng cung cũ ở cựu đô Nara, cũng là linh vật trong đạo Shinto. Trong đó, mỗi thanh kiếm Kanata là một biểu tượng của đức tin và uy quyền, thể hiện rõ ràng nhất “tinh thần Nhật Bản”.  

Theo phong tục cổ truyền, một gia đình người dân Nhật Bản khi sinh được bé trai sẽ được nhận quà mừng từ mỗi người dân làng là một ít mạt sắt. Đến khi cậu bé trưởng thành sẽ được một kiếm sư rèn thành một thanh kiếm Kanata cho cậu.  Để rèn một thanh Katana, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Đây không đơn thuần chỉ là một công việc mà là một nghi lễ, đòi hỏi sự tập trung cao độ thân tâm hợp nhất từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Kiếm Katanna – “Tinh thần Nhật Bản”.
Kiếm Katanna – “Tinh thần Nhật Bản”.

Trải qua thăng trầm của thời gian và lịch sử, đường cong của thanh kiếm cũng là biểu trưng của nền văn hóa Nhật Bản. Đường cong này xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, cung điện, chùa chiền đến các đường nét uyển chuyển trong thư pháp.

Với kiếm Nhật Kanata, tầng lớp Samurai hay giới quý tộc nước này coi nó như là linh hồn, thể hiện vị thế và lòng tự tôn của mỗi võ sĩ. Mỗi võ sĩ sẽ đối xử và tôn trọng hết mực với thanh kiếm Kanata của mình. Khi lưỡi kiếm được rút ra khỏi bao kiếm, mỗi võ sĩ sẽ không bao giờ chạm vào bằng tay trần của mình.

Từ thế kỷ 16, dưới ảnh hưởng của súng cầm tay châu Âu, vị thế cuả kiếm Nhật Kanata suy giảm. Nhiều kỹ thuật rèn kiếm bí truyền cũng thất lạc. Từ năm 1953, trào lưu hồi sinh kiếm Nhật Kanata bắt đầu rầm rộ trở lại. Hiệp hội Bảo tồn kiếm Nhật đã nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt về việc rèn kiếm Kanata. Muốn trở thành một nghệ nhân rèn kiếm, một người sẽ phải trải qua trung bình 10 năm.

156 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
# Aizuchi# Ẩm thực# Ẩm thực Nhật Bản# Amazon Nhật# Ăn uống# Anime# Anime Việt Nam# Appstore# Bản đồ# Bánh mochi Nhật Bản# Bánh rán Dorayaki# Bom tắm LUSH# Bonenkai# Bưu điện# Bưu điện Nhật Bản# Cẩm nang# Cẩm nang cuộc sống# Cẩm nang Nhật bản# Cắm trại# Cây lá đỏ# Cây lá đỏ nhật bản# chó Shiba Inu# Chuyển phát bưu điện# Chuyển việc tại Nhật# Chuyển visa# Combini# con người# Con người các tỉnh# Credit Card# Cuộc sống ở Nhật# Đăng ký tài khoản# Đăng ký thi JLPT# Demae Can# Dị ứng phấn hoa# Diện tích Nhật Bản# Định cư# Đồ ăn nhật bản# đồ ăn Nhật Bản# Du học Nhật Bản# Du lịch# Du lịch địa điểm tokyo# Du lịch Hakone# Du lịch Nhật Bản# Du lịch osaka# Du lịch tokyo# Fashion# Fuji# Fuji mountain# Geisha# Giải trí Nhật Bản# Giao nhận hàng# Gửi đồ về Việt Nam# Gửi hàng nhanh ở Nhật Bản# Gửi thư quốc tế# Gửi thư trong nước# Hair Salon# Hẹn ngày giao hàng bưu điện# Hitachi Seapark# Hoa anh đào# Học tiếng Nhật# Hokkaido# Hướng dẫn cho người lần đầu# In tài liệu# Japan Post# JLPT# Juminhyou# Kawaii# Kết hôn ở Nhật# Khách sạn con nhộng# Kính áp tròng# Lá đỏ# Lá đỏ 2022# Làm tóc ở Nhật# LASIK# Lễ hội# lễ hội Việt Nam tại Kanagawa Nhật Bản# Logistic# Mã bưu điện# Maneki Neko# Manga# Mổ mắt cận thị# Món ăn# món ăn Nhật bản# mua bán đồ cũ trực tuyến# Mua đồ cũ# Mùa đông Nhật Bản# Múa Nhật bản# Mua Sắm# Mua sắm Online# mùa thu# My Number# Myna Point# Nanaco# Nenkin 5 năm# Ngân hàng# Nghỉ việc ở Nhật# Nhà ở# NHK# núi Phú Sĩ# Núi Phú Sĩ lịch sử# Núi Phú sĩ tồn tại như thế nào# Onsen# Paidy# PayPay# Phân loại rác# phim Nhật# Phối đồ Hè - Thu# Phòng tránh bão# phòng tránh bão ở Nhật# Quốc hoa Nhật Bản# Rakuten Account# Rakuten Card# Review hàng Nhật# Review phim Nhật# Scan giấy tờ# Second-hand# Seven Eleven# Số đếm tiếng Nhật# Sức khỏe# Sức khỏe & y tế# Suối nước nóng Nhật Bản# Sushi# Tắm Osen# Tâm sự# Tặng quà người Nhật# tem vứt rác# Thẻ tín dụng# Thiên tai# Thông tin Nhật Bản# Thủ tục hành chính# Thuế & Nenkin# Thuê nhà Nhật bản# Thuốc hạ sốt# Tiện ích & dịch vụ# Tiếng Nhật theo chủ đề# Tìm việc làm# Tìm việc tại Nhật# Tin tức Nhật Bản# Tokutei Gino# Tokyo# Trà đạo# Trang phục mùa đông Nhật# Truyện tranh# Từ vựng tiếng Nhật# Uber Eats# ứng dụng AI# Ứng dụng hay# Văn hóa công sở Nhật Bản# Văn hóa Nhật Bản# Vé tháng# Visa đi Nhật# Visa nhân lực chất lượng cao# visa Nhật Bản# Visa thăm thân# Visit Japan Web# Wibu và Otaku# Xin visa# Xu hướng thời trang# Xu hướng thời trang Nhật Bản# Yamato# Yên Nhật# Yosakoi# YTimf việc làm# Yucho# Yucho Banking