Làm hộ chiếu cần những gì? Thông tin làm hộ chiếu mới nhất 2023
Làm hộ chiếu cần những gì? Có lẽ đây là băn khoăn của nhiều người khi có ý định làm hộ chiếu để chuẩn bị cho việc xuất, nhập cảnh ra nước ngoài. Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, Tadaimajp xin chia sẻ về cách làm hộ chiều mới nhất 2023 hiện nay.
Làm hộ chiếu cần những gì?
Làm hộ chiếu cần những gì? Theo quy định về việc làm Passport đã được trình bày tại Điều 15 và 16 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì người xin cấp hộ chiếu phổ thông sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:Tham khảo hồ sơ xin làm Passport cần gì như sau:
– Tờ khai xin đề nghị cấp passport;
– 2 ảnh chân dung 4x6cm nền trắng, mắt nhìn thẳng, không đeo kính màu và đầu để trần;
– Đối với người mất hành vi dân sự hoặc người chưa đủ 14 tuổi: Bản chụp chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép.
Các loại giấy tờ liên quan đến quá trình làm passport tùy theo từng trường hợp:
– Người chưa đủ 14 tuổi: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
– Người đã được cấp passport: Hộ chiếu đã được cấp gần nhất; Trong trường hợp làm mất passport thì cần xuất trình đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền;
– Thay đổi thông tin về nhân thân trong passport phổ thông đã được cấp gần nhất: Bản chụp Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
Lưu ý: Nếu bản chụp không được công chứng thì cần phải xuất trình kèm theo bản chính để tiện đối chiếu và kiểm tra.
Làm hộ chiếu thì cần giấy tờ gì xuất trình làm thủ tục?
Để giúp bạn trả lời câu hỏi trả lời cho câu hỏi làm Passport cần những giấy tờ gì, công dân cần mang theo những loại giấy tờ sau để xuất trình khi làm thủ tục: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc passport vẫn còn hiệu lực.
Lưu ý đối với việc cấp passport khi ở nước ngoài
Nếu như bạn không có passport hoặc bất kỳ một giấy tờ nào được cấp tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì bạn phải xuất trình giấy tờ tùy thân thì phải xuất trình một số những giấy tờ tùy thân do cơ quan thẩm quyền ở nước ngoài cấp. Ngoài ra, bạn có thể xuất trình bất cứ loại giấy tờ nào có thể làm căn cứ xác định quốc tịch tại Việt Nam.
Làm passport hết bao nhiêu tiền?
Làm passport hết bao nhiêu tiền? Có lẽ đây là một trong những điều được nhiều quan tâm khi làm hộ chiếu. Thông thường theo chính sách nhà nước thì bên cạnh những lệ phí cần nộp thì người dân sẽ được miễn hay hoàn trả lệ phí tại một trường hợp nào đó. Bạn có thể tham khảo thông tin lệ phí với nội dung dưới đây.
Lệ phí khi cấp hộ chiếu
Theo Thông tư 25/2021/TT-BTC đã quy định về mức thu phí, lệ phí khi cấp passport (bao gồm passport có gắn chip điện tử và passport không gắn chip điện tử) như sau:
– Cấp mới passport: 200.000 VNĐ.
– Cấp lại passport do bị mất hoặc bị hư hỏng: 400.000 VNĐ.
– Cấp giấy xác nhận liên quan đến yếu tố nhân sự: 100.000 VNĐ.
Các trường hợp được miễn, hoàn trả lệ phí:
Theo khoản 2 Điều 15 tại Thông tư 25 cũng quy định về các trường hợp được miễn lệ phí cấp passport như sau:
Người Việt Nam đang ở nước ngoài có lệnh trục xuất bằng văn bản. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại nhưng hiện không có passport;
Người Việt Nam đang ở nước ngoài phải trở về nước theo quy ước quốc tế. Hoặc do thỏa thuận quốc tế về việc nhận lại công dân nhưng không có passport;
Những trường hợp liên quan đến lý do nhân đạo.
Đối với việc hoàn trả lệ phí, những người đã nộp đầy đủ lệ phí để xin cấp passport nhưng hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ được hoàn trả lệ phí.
Chính sách miễn giảm lệ phí khi cấp hộ chiếu
Theo Thông tư 210/2011/TT-BTC liên quan đến lệ phí khi cấp passport hoặc giấy thông hành: Người dân sẽ được giảm 20% chi phí từ ngày 01/01/2022 đến hết 30/06/2022. Đây là chính sách nhằm hỗ trợ cho công dân trong bối cảnh khó khăn vì ảnh hưởng đến từ đại dịch Covide-19.
Dựa theo chính sách trên, lệ phí cần đóng khi làm passport được giảm như sau:
– Cấp mới passport: 160.000 VNĐ.
– Cấp lại passport do bị hỏng hay bị mất: 320.000 VNĐ.
– Cấp giấy xác nhận về yếu tố nhân sự: 80.000 VNĐ.
Làm hộ chiếu ở đâu?
Sau khi đã biết làm Passport cần gì, bạn cần tìm hiểu Passport làm ở đâu? Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh cũng quy định về các cơ quan có thẩm quyền được phép cấp passport như sau:
Đối với trường hợp cấp passport lần đầu:
– Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
– Trong trường hợp đã có Căn cước công dân, bạn có thể đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh tại bất kỳ đâu.
– Đối với trường hợp cấp passport từ lần hai trở đi:
– Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh tại bất kỳ đâu;
– Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an.
Bạn cũng có thể đến một trong các cơ quan có thẩm quyền kể trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài khám, chữa bệnh;
– Có căn cứ xác nhận nhân thân bị tai nạn, bị chết, bị bệnh tật,… ở nước ngoài;
– Có văn bản đề nghị bởi cơ quan trực tiếp quản lý đối với công chức, viên chức, cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân viên thức trong lực lượng vũ trang, quân nhân chuyên nghiệp, người đang làm việc trong các cơ quan trọng yếu;
– Vì lý do nhân đạo hoặc khẩn cấp được người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp phép.
– Riêng đối với trường hợp xin cấp passport khi đang ở nước ngoài, bạn sẽ đến các địa điểm dưới sau khi biết làm Passport cần gì:
– Cấp passport lần đầu ở nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước người đó đang cư trú.
– Cấp passport lần thứ hai trở đi ở nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài ở bất kỳ địa điểm nào thuận tiện.
Lưu ý trong quá trình làm hộ chiếu cần những gì?
Trong quá trình chuẩn bị làm hộ chiếu cần những gì, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
– Nếu hộ chiếu của bạn ít hơn khoảng thời gian là 6 tháng thì hộ chiếu này đã được xếp vào diện hết hạn. Khi đó bạn sẽ không được phép xuất cảnh ra khỏi Việt Nam. Ngoài ra, một số nước khác cũng không cho bạn nhập cảnh vào nước của họ. Vì vậy, bạn nên làm thủ tục và được cấp đúng thời hạn nhé.
– Ảnh chân dung để làm hộ chiếu được yêu cầu chụp trên phông nền trắng. Ảnh chân dung được dùng để làm passport cần được chụp trên phông nền trắng. Người trong ảnh phải để đầu tóc gọn gàng, nhìn rõ hai tai, khuyến khích mặc áo có cổ.
– Nếu trẻ em dưới 14 tuổi xin làm hộ chiếu chung với cha mẹ thì không cần có mặt tại cơ quan vào ngày làm hộ chiếu.
Một số loại giấy tờ được thay thế hộ chiếu
Hầu như mọi người đều quen với việc làm hộ chiếu để xuất, nhập cảnh. Thế nhưng vẫn có những giấy tớ Mọi người đều quen thuộc với việc sử dụng passport để xuất, nhập cảnh khỏi Việt Nam và ra nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn có hai loại giấy tờ được dùng để thay thế passport trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể như sau:
Căn cước công dân: Theo khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 đã quy định việc có thể sử dụng Căn cước công dân thay thế passport. Giấy tờ này được áp dụng trên các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết với Việt Nam về việc cho phép sử dụng căn cước công dân thay passport trên lãnh thổ của nhau.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2: Trên tài khoản định danh đã cung cấp đầy đủ thông tin của mỗi công dân trên môi trường điện tử. Do đó, có thể sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 để làm cơ sở dữ liệu về xuất, nhập cảnh. Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg cũng đã quy định tài khoản định danh điện tử từ mức độ 2 trở lên có giá trị tương đương như passport hoặc căn cước công dân.
Trên đây là những thông tin về việc làm hộ chiếu cần những gì? Hồ sơ và những thủ tục khi làm hộ chiếu. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ giúp bạn trong quá trình làm hộ chiếu một cách nhanh chóng.