1. Home
  2. Cẩm Nang Nhật Bản
  3. Lịch đỏ của Nhật là gì? Bạn biết gì về lịch đỏ của Nhật?
Linh Chi 2 năm trước

Lịch đỏ của Nhật là gì? Bạn biết gì về lịch đỏ của Nhật?

Rate this post

Lịch đỏ của Nhật là cách gọi để chỉ những ngày nghỉ lễ mà pháp luật nước này quy định cho tất cả công dân và những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Nhật. Cụ thể đó là những ngày nào? Bây giờ, xin mời các bạn cùng tìm hiểu với….

Ngày mồng một Tết

Quan trọng nhất trong danh sách lịch đỏ của Nhật là ngày mồng một Tết được tính theo lịch dương hàng năm. Trước đây, người dân Nhật Bản đón năm mới theo lịch âm như Việt Nam và một số nước châu Á. Song kể từ năm 1873 đến nay, nhằm tiết kiệm thời gian và có thêm những lợi ích kinh tế, Nhật Bản đã tổ chức Tết theo lịch dương. Dịp này, nhiều nơi tại đất nước “mặt trời mọc” thường cho cho người lao động nghỉ từ ngày 30 Tết đến hết ngày mồng 3 Tết và sẽ bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.

Ngày Quốc khánh 

Lịch sử Nhật Bản có ghi, vào ngày 11 tháng 2 năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Từ đó đến nay, ngày này được tính là ngày Quốc khánh của đất nước “mặt trời mọc”, được tổ chức rất long trọng với các đoàn diễu hành cùng nhiều lễ hội sôi động trên cả nước. Theo lịch đỏ của Nhật, đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại đất nước này.

Lịch đỏ của Nhật là cách gọi để chỉ những ngày nghỉ lễ mà pháp luật nước này quy định.
Lịch đỏ của Nhật là cách gọi để chỉ những ngày nghỉ lễ mà pháp luật nước này quy định.

Ngày Hiến pháp mồng 3 tháng 5

Một ngày lễ khác đặc biệt quan trọng theo lịch đỏ của Nhật là ngày Hiến pháp mồng 3 tháng 5. Ngày này chính thức được chọn làm ngày kỉ niệm Hiến pháp Nhật và thiết lập bắt đầu từ năm 1947. Từ đó đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Ngày lễ thanh niên

Cũng theo lịch đỏ của Nhật, ngày lễ thanh niên được tổ chức dành riêng cho những người vừa tròn 20 tuổi. Trước kia, ngày lễ thanh niên là ngày 15.1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày thứ hai của tuần thứ 2, tháng 1. Vào ngày này, người Nhật thường tổ chức nghi lễ gọi là lễ thành nhân để chúc mừng thanh niên trưởng thành. 

Ngày Xuân phân 20 tháng 3

Giống như nhiều nước châu Á có tục tảo mộ và đoàn tụ gia đình vào mùa xuân, Nhật Bản cũng có ngày Xuân phân. Theo lịch đỏ của Nhật, ngày này được qui định vào ngày 20 tháng 3 hàng năm.

Ngày lễ Xuân phân mang ý nghĩa “kính trọng thiên nhiên, ưu ái sinh mệnh”, ra đời vào năm 1948. Trong lịch sử, ngày 20 tháng 3 từng là lễ cúng tổ tiên tiết xuân phân trước khi được quy định là ngày lễ quốc dân. Thiên Hoàng trong cung đình sẽ tổ chức nghi thức cúng tế linh hồn tổ tiên đời trước vào ngày lễ.

Ngày Thu phân 23 tháng 9 

Nếu ngày Xuân phân là ngày 20 tháng 3 thì ngày Thu phân trong lịch đỏ của Nhật thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Đây cũng là ngày người Nhật dành để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngày này cũng có ý nghĩa giống như ngày xá tội vong nhân của nước ta.

Lịch đỏ ở Nhật có ý nghĩa quan trọng.
Lịch đỏ ở Nhật có ý nghĩa quan trọng.

 Ngày Chiêu Hòa

Ngày sinh cố Hoàng đế Chiêu Hòa diễn ra vào 29 tháng 4. Từ năm 2007 về trước, ngày Chiêu Hòa được người Nhật gọi là ngày Xanh. Sau khi hoàng đế tạ thế, người Nhật lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên, được ghi trong trong lịch đỏ của Nhật là ngày Chiêu Hòa.

Ngày Văn hóa

Nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố, Nhật Bản còn có ngày văn hóa được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 hàng năm. Ngày này thêm vào danh sách lịch đỏ của Nhật với mong muốn khích lệ cho sự chấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống.

Ngày thiếu nhi mồng 5 tháng 5

Là một ngày luôn được các bé trai, bé gái Nhật Bản chờ mong, Ngày tết thiếu nhi (Kodomonohi) mồng 5 tháng 5 đã chính thức được chính phủ công nhận là quốc lễ theo lịch đỏ của Nhật vào năm 1948. Vào ngày này, tất cả đất nước đều cầu chúc cho các em nhỏ được khỏe mạnh, hạnh phúc.

Vốn đã từng được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku) và diễn ra vào ngày 5.5 âm lịch, nhưng ngày này cũng được đổi sang lịch dương từ khi Nhật Bản sử dụng lịch dương.

Trong lịch sử, nước Nhật đã từng chỉ dùng ngày này cho các bé trai, còn ngày của bé gái sẽ được tổ chức vào 3.3.

 Ngày của biển

Bắt đầu từ năm 1996, trong lịch đỏ của Nhật có thêm ngày của biển, diễn ra vào thứ Hai của tuần thứ ba tháng 7. Vào ngày này, người dân xứ sở hoa anh đào sẽ tổ chức các hoạt động để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.

 Tuần lễ Obon

Nằm trong danh sách lịch đỏ của Nhật, không thể không kể đến tuần lễ Obon có lịch sử hơn 500 năm. Vào dịp này, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ cùng nhau, tham gia các hoạt động trong ngày lễ.

Cùng với kỳ nghỉ Tết và “Tuần lễ vàng”, tuần lễ Obon là một trong ba kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật. Tuần lễ Obon sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8. Tuần lễ sẽ bao gồm 3 chương trình: ngày đón lễ, ngày lễ chính, ngày tạm biệt lễ hội. Có dịp ghé thăm Nhật Bản vào kỳ nghỉ này, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào điệu nhảy Bon Odori trong ngày lễ chính, thả lồng và thưởng thức màn bắn pháo hoa rực rỡ vào ngày cuối.

Ngày kính lão

Vốn là đất nước có mà người dân có tuổi thọ cao nhất thế giới cùng bề dày văn hóa, phong tục, người Nhật còn dành riêng một ngày để tạ ơn những người cao tuổi gọi là ngày kính lão. Trong ngày này, người dân tập trung ca múa để chúc mừng, chung vui người có tuổi. Trẻ em cũng được người lớn dạy làm các quà lưu niệm thủ công để tặng cho người cao tuổi trong gia đình.  Với ý nghĩa đó, ngày kính lão trong lịch đỏ của Nhật được nhiều người mong chờ.

 Ngày thể dục thể thao

Ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, ngày thể dục thể thao trong lịch đỏ của Nhật là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao toàn dân. Ban đầu, ngày này được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 nhưng hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10.

 Ngày lễ cảm tạ người lao động

Đúng như tên gọi, ngày lễ cảm tạ người lao động diễn ra vào ngày 23 tháng 11 nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ thường được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần. Ngày lễ đã được ghi vào danh sách lịch đỏ của Nhật như một điểm nhấn trong văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của đất nước này.

Ngày sinh nhật của Nhật hoàng

Cũng theo lịch đỏ của Nhật, ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay là ngày 23 tháng 12. Ngày này sẽ tiếp tục chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, nếu ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ, thì ngày đó người lao động cũng được nghỉ.

Hy vọng với những thông tin mà những thông tin của Tadaimajp chia sẻ, bạn sẽ có note thêm được nhiều điều thú vị và sổ tay khám phá văn hóa nước Nhật của mình. 

405 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
# Aizuchi# Ẩm thực# Ẩm thực Nhật Bản# Amazon Nhật# Ăn uống# Anime# Anime Việt Nam# Appstore# Bản đồ# Bánh mochi Nhật Bản# Bánh rán Dorayaki# Bom tắm LUSH# Bonenkai# Bưu điện# Bưu điện Nhật Bản# Cẩm nang# Cẩm nang cuộc sống# Cẩm nang Nhật bản# Cắm trại# Cây lá đỏ# Cây lá đỏ nhật bản# chó Shiba Inu# Chuyển phát bưu điện# Chuyển việc tại Nhật# Chuyển visa# Combini# con người# Con người các tỉnh# Credit Card# Cuộc sống ở Nhật# Đăng ký tài khoản# Đăng ký thi JLPT# Demae Can# Dị ứng phấn hoa# Diện tích Nhật Bản# Định cư# đồ ăn Nhật Bản# Đồ ăn nhật bản# Du học Nhật Bản# Du lịch# Du lịch địa điểm tokyo# Du lịch Hakone# Du lịch Nhật Bản# Du lịch osaka# Du lịch tokyo# Fashion# Fuji# Fuji mountain# Geisha# Giải trí Nhật Bản# Giao nhận hàng# Gửi đồ về Việt Nam# Gửi hàng nhanh ở Nhật Bản# Gửi thư quốc tế# Gửi thư trong nước# Hair Salon# Hẹn ngày giao hàng bưu điện# Hitachi Seapark# Hoa anh đào# Học tiếng Nhật# Hokkaido# Hướng dẫn cho người lần đầu# In tài liệu# Japan Post# JLPT# Juminhyou# Kawaii# Kết hôn ở Nhật# Khách sạn con nhộng# Kính áp tròng# Lá đỏ# Lá đỏ 2022# Làm tóc ở Nhật# LASIK# Lễ hội# lễ hội Việt Nam tại Kanagawa Nhật Bản# Logistic# Mã bưu điện# Maneki Neko# Manga# Mổ mắt cận thị# Món ăn# món ăn Nhật bản# mua bán đồ cũ trực tuyến# Mua đồ cũ# Mùa đông Nhật Bản# Múa Nhật bản# Mua Sắm# Mua sắm Online# mùa thu# My Number# Myna Point# Nanaco# Nenkin 5 năm# Ngân hàng# Nghỉ việc ở Nhật# Nhà ở# NHK# núi Phú Sĩ# Núi Phú Sĩ lịch sử# Núi Phú sĩ tồn tại như thế nào# Onsen# Paidy# PayPay# Phân loại rác# phim Nhật# Phối đồ Hè - Thu# Phòng tránh bão# phòng tránh bão ở Nhật# Quốc hoa Nhật Bản# Rakuten Account# Rakuten Card# Review hàng Nhật# Review phim Nhật# Scan giấy tờ# Second-hand# Seven Eleven# Số đếm tiếng Nhật# Sức khỏe# Sức khỏe & y tế# Suối nước nóng Nhật Bản# Sushi# Tắm Osen# Tâm sự# Tặng quà người Nhật# tem vứt rác# Thẻ tín dụng# Thiên tai# Thông tin Nhật Bản# Thủ tục hành chính# Thuế & Nenkin# Thuê nhà Nhật bản# Thuốc hạ sốt# Tiện ích & dịch vụ# Tiếng Nhật theo chủ đề# Tìm việc làm# Tìm việc tại Nhật# Tin tức Nhật Bản# Tokutei Gino# Tokyo# Trà đạo# Trang phục mùa đông Nhật# Truyện tranh# Từ vựng tiếng Nhật# Uber Eats# ứng dụng AI# Ứng dụng hay# Văn hóa công sở Nhật Bản# Văn hóa Nhật Bản# Vé tháng# Visa đi Nhật# Visa nhân lực chất lượng cao# visa Nhật Bản# Visa thăm thân# Visit Japan Web# Wibu và Otaku# Xin visa# Xu hướng thời trang# Xu hướng thời trang Nhật Bản# Yamato# Yên Nhật# Yosakoi# YTimf việc làm# Yucho# Yucho Banking