Mì ramen là gì? Giới thiệu 5+ loại mì ramen Nhật Bản nổi tiếng
  1. Home
  2. Cẩm Nang Nhật Bản
  3. Mì ramen là gì? Giới thiệu 5+ loại mì ramen Nhật Bản nổi tiếng
Linh Chi 1 tuần trước

Mì ramen là gì? Giới thiệu 5+ loại mì ramen Nhật Bản nổi tiếng

Rate this post

Nhắc đến ẩm thực của xứ sở hoa anh đào thì không thể không nhắc tới món mì Ramen. Đây được xem là món ăn đặc trưng của Nhật Bản được nhiều du khách quốc tế yêu thích. Nếu bạn chưa biết tới món mì này thì Tadaimajp sẽ giới thiệu về món ăn này trong bài viết dưới đây. Cùng khám phá nhé!

Mì Ramen là gì?

Mì Ramen được hiểu một cách đơn thuần là món ăn truyền thống tại đất nước Nhật Bản. Món ăn này bao gồm phần sợi mì được làm từ lúa mì, nước dùng thường nấu từ xương heo, xương gà hoặc cá, đồng thời ăn kèm với các món như thịt lợn thái mỏng (xá xíu), rong biển sấy khô (nori), măng chua (menma) và hành lá.

Nguồn gốc của món mì ramen vẫn là một câu hỏi chưa có thông tin cụ thể. Thế nhưng nhiều người cho rằng loại mì này có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc nhưng không rõ về thời điểm du nhập vào Nhật Bản. Còn những nguồn thông tin khác thì cho rằng mì ramen xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20, là một sáng kiến ẩm thực của Nhật. 

Theo chuyên gia ramen – ông Osaki Hiroshi, cửa hàng ramen đầu tiên đã được mở tại Yokohama vào năm 1910. Từ thập niên 1980, Ramen dần dần trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật và lan rộng trên toàn thế giới. Đến năm 1994, tại khu phố nhỏ trong Yokohama đã chính thức mở một bảo tàng ramen với rất nhiều hiện vật trưng bày về lịch ra đời và phát triển của món ăn này.

Mì Ramen là gì?
Mì Ramen là gì?

Mì ramen là gì? Giới thiệu 5+ loại mì ramen Nhật Bản nổi tiếng

Các nguyên liệu chính của mì ramen

Sợi mì Ramen

Sợi mì ramen được làm từ nhiều nguyên liệu cơ bản như: bột mì, nước, muối và nước tro tàu. Trong đó nước tro tàu là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm món mì này vì nó giúp tăng độ dẻo dai cũng như tạo màu và hương vị đặc trưng cho sợi mì này.  

Hiện nay mì ramen có được làm với nhiều hình dạng và độ dài khác nhau. Nó có thể mỏng, thẳng hoặc tròn, vuông, dày hay dẹt  vì điều này còn phụ thuộc vào nơi sản xuất ở từng địa phương khác nhau. 

Các nguyên liệu chính của mì ramen.
Các nguyên liệu chính của mì ramen.

Nước dùng

Mì Ramen có được đánh giá ngon hay không một phần sẽ phụ thuộc vào nước dùng. Nước dùng của mì Ramen thường được ninh từ xương heo, xương gà hoặc là xương bò, đồng thời làm tăng gia vị với sự kết hợp với các nguyên liệu khác như: xương bò, nấm hương (shiitake), kombu (tảo bẹ), katsuobushi (vụn cá ngừ vằn phơi khô bào mỏng), niboshi (cá mòi bé phơi khô) và hành tây.

Ngoài ra, nước dùng còn được nếm thêm với một số những gia vị đặc trưng khác để tạo hương vị đậm đà cho món ăn như: muối (shio), nước tương (shoyu) và tương miso.

Đồ ăn kèm với mì ramen

Để giúp món mì ramen tăng thêm hương vị thì sẽ được ăn kèm thêm với một số món như sau: 

Thịt heo: Thịt heo được dùng trong mì ramen gồm 3 loại chính đó là: Chashu (thịt xá xíu), Kakuni (thịt viên được hầm với nước tương và rượu mirin), Bacon (thịt xông khói).

Rau củ: Rau củ tươi gồm có hành lá, tỏi băm, giá đỗ, hạt bắp và bắp cải,…

Rau củ khô gồm có: nấm kim châm, mộc nhĩ, rong biển, wakame (một loại tảo bẹ mỏng tại Nhật Bản), beni shoga (gừng ngâm Nhật Bản, có màu đỏ).

Trứng luộc: Trứng trong mì Ramen – có tên gọi là Ajitsuke Tamago. Trứng sẽ được luộc lòng đào, sau đó được tẩm ướp với rượu ngọt, nước tương trong vài tiếng.

Chả cá

Chả cá dùng trong mì Ramen có tên gọi là Narutomaki hay Kamaboko. Chả cá được làm từ các loại cá có thịt màu trắng, sau đó băm nhuyễn, cuộn lại, tạo hình và đem đi hấp chín. Mỗi cây chả cá khi cắt ra sẽ hình xoáy hồng ở giữa.

Một số loại mì Ramen nổi tiếng ở Nhật

Mì Ramen ở Nhật được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó cần kể tên chi tiết như sau: Shoyu ramen, 

Shoyu ramen

Trong tiếng Nhật, Shoyu có nghĩa là nước tương, chính vì vậy sợi mì Shoyu ramen sẽ có màu nâu đặc trưng cùng hương thơm nhẹ của đậu nành. Ngoài ra, sợi mì sẽ được làm với kích thước nhỏ nhằm giúp cho nước dùng thấm vào trong và khi ăn sẽ có cảm giác ngon hơn.

Nước dùng trong Shoyu ramen thường được làm từ thịt gà nấu với rau củ và nước tương. Bên cạnh đó, nó còn được ăn kèm với hành lá, rong biển, măng khô, trứng luộc, chả cá,…

Đây là một trong những loại mì cực kỳ phổ biến tại Tokyo và được nhiều nước trên thế giới biết đến.

Mì ramen có nhiều loại khác nhau.
Mì ramen có nhiều loại khác nhau.

Shio ramen

Shio trong tiếng Nhật có nghĩa là “muối”, chính vì vậy loại Ramen này được nấu từ rất nhiều loại muối khác nhau kết hợp cùng thịt gà hoặc cá, đôi khi cũng sử dụng thêm xương heo. Đây được xem là một loại nước dùng lâu đời nhất tại Nhật Bản và khá kén người ăn.

Shio ramen có nước dùng màu vàng nhạt, khá trong và có vị mặn đậm đà. Món mì này thường ăn kèm với thịt xá xíu hoặc mận ngâm, chả cá, trứng luộc và một số loại rau khác.

Miro Ramen

Miro Ramen chỉ mới xuất hiện từ năm 1960 tại Hokkaido. Khác với Shio Ramen, Miso Ramen có vị ngọt nhẹ cùng với hương thơm đặc trưng hấp dẫn.

Nước dùng loại mì này thường được nấu từ thịt gà kết hợp với cá, hoặc nhiều lúc cũng kết hợp cùng mỡ heo nấu trong nhiều giờ. Ngoài ra, sợi mì của Miso Ramen cũng dày, xoăn và dai hơn các loại mì khác.

Miro Ramen.
Miro Ramen.

Tonkotsu ramen

Nước dùng của Tonkotsu Ramen khá đặc, có màu trắng nhạt do được hầm từ xương và mỡ heo. Chính vì vậy, nó có vị đậm đà, béo ngậy như sữa và vị ngọt thanh từ xương.

Tonkotsu Ramen có sợi mì khá nhỏ và ăn kèm cùng thịt heo, gừng đỏ muối chua cùng một số loại rau.

Tsukemen ramen

Tsukemen Ramen hay còn được gọi mì lạnh và thường được người Nhật dùng khi tiết trời oi bức. Điểm khác biệt so với các loại Ramen khác đó chính là Tsukemen Ramen sẽ được để riêng ra 2 tô: 1 tô mì và 1 tô nước dùng. Khi ăn, thực khách sẽ chấm mì cùng nước dùng rồi thưởng thức.

Nước dùng của Tsukemen sẽ được hầm nhiều giờ với xương heo hoặc cô đặc từ hương vị hải sản, thậm chí là nấu với rau củ tùy vào từng nơi chế biến. Chính vì vậy nó sẽ khá sánh đặc, màu sậm và vị đậm đà hơn các loại Ramen khác.

Sapporo ramen

Sapporo Ramen có nguồn gốc từ thành phố Sapporo – tỉnh Hokkaido. Nước dùng của Sapporo sẽ được nấu từ xương heo ninh trong nhiều giờ, sau đó cho thêm tương đậu nành miso để tạo nên được độ sánh đặc, đậm đà.

Mì Ramen của Sapporo thường được ăn cùng các loại mì sợi dày, kết hợp cùng bơ và bắp.

Sapporo ramen.
Sapporo ramen.

Hakata ramen

Hakata Ramen bắt nguồn từ miền nam Nhật bản, thành phố Fukuoka thuộc đảo Kyushu. Loại mì Ramen này có nước dùng màu trắng sữa khá sánh do được ninh với xương heo trong nhiều giờ đồng hồ. Sợi mì cũng được làm với kích thước mảnh và nhỏ, ăn kèm cùng thịt xá xíu và hành lá.

Ngoài ra, món mì này cũng có thể thêm một ít tỏi nghiền, hạt vừng, gừng đỏ để tăng thêm mùi hương và màu sắc.

Kitakata Ramen

Kitakata Ramen là đặc sản của thành phố Kitakata, đây cũng là một trong những loại mì Ramen nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Món ăn có nước dùng đậm đà, sợi mì to, ăn kèm với măng hầm, hành lá và khá nhiều thịt xá xíu.

Wakayama Ramen

Wakayama Ramen là đặc sản tại tỉnh Wakayama, nằm ở phía nam phủ Osaka. Nước dùng của loại Ramen này có 2 loại đó là shouyu vị dịu nhẹ và shouyu vị đậm đà, tuy nhiên cả hai đều không có cảm giác béo ngậy của mỡ nên rất dễ ăn.

Một phần Wakayama khá đơn giản gồm mì chan với nước dùng, vài lát thịt xá xíu, trứng luộc hoặc cá thu. Vì lượng thức ăn trong tô tương đối ít nên khi dùng Wakayama, thực khách thường ăn kèm thêm saba sushi, đây cũng là một điểm khác biệt giúp loại Ramen này tạo được điểm nhấn khác biệt.

Onomichi Ramen

Onomichi Ramen có nước dùng được rán từ mỡ heo kết hợp với vị đậm đà từ nước tương Shoyu. Món ăn có sợi mì mỏng, thẳng và dai, ăn kèm với hành lá, thịt xá xíu, măng ngâm chua và một ít mỡ lợn để tăng thêm mùi thơm.

Hakodate Ramen

Hakodate Ramen có nước dùng được ninh từ xương heo, xương gà trong nhiều giờ và kết hợp cùng Shio – một loại tương đậu nành. Chính vì vậy, Hakodate có phần nước dùng khá trong, vị dịu nhẹ và thanh đạm.

Hakodate Ramen.
Hakodate Ramen.

Kurume Ramen

Tại thành phố Fukuoka thuộc đảo Kyushu, ngoài món Hakata Ramen còn có Kurume Ramen cũng rất được nhiều người yêu thích. Món ăn sử dụng sợi mì khá to, nước dùng cũng hầm từ xương heo nhưng hương vị lại đậm đà hơn Hakata Ramen.

Kagoshima Ramen

Cùng có nguồn gốc tại Kyushu, thế nhưng Kagoshima Ramen lại không hề bị ảnh hưởng từ các hương vị của những loại Ramen khác. Thay vào đó, nước dùng của món ăn sẽ được pha trộn giữa thịt lợn, thịt gà, cá mòi khô, rau, nấm đông cô khô và hành lá. Chính vì điều này đã đem đến một món mì Ramen có hương vị nhẹ nhàng, khác biệt hơn hẳn so với các loại Ramen khác tại vùng này.

Mì Ramen là một món ăn khá nổi tiếng tại Nhật Bản, vì vậy nếu bạn có cơ hội đến đây thì đừng quên thưởng thức món ăn này. Hơn nữa, mì Ramen có nhiều loại khác nhau, bạn có thể lựa chọn bất cứ loại nào bạn thích nhé!

7 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Bình luận gần đây

https://tadaimajp.com
admin 2 tháng trước
Bạn vào trong アカウント->お支払い方法 đổi thử nhé bạn.
https://tadaimajp.com
admin 2 tháng trước
Không sao hết miễn là hàng tháng họ vẫn trừ được tiền trong thẻ ngân hàng của bạn nhé.
https://tadaimajp.com
Nguyễn Huy Hoàng 2 tháng trước
chào b, cho mình hỏi nếu đang trong thời gian trả góp mà mình muốn về VN chơi tầm 1 tháng thì có ảnh hưởng gì k b
https://tadaimajp.com
Ngọc tiến 2 tháng trước
Mình muốn thay đổi ngân hàng trong paidy thì làm sao nhỉ
https://tadaimajp.com
admin 2 tháng trước
Bạn tham khảo bài viết này nhé https://mobiledatabank.jp/xin-cap-lai-sim-linemo-bi-mat/
# Aizuchi# Ẩm thực# Ẩm thực Nhật Bản# Amazon Nhật# Ăn uống# Anime# Anime Việt Nam# Appstore# Bản đồ# Bánh mochi Nhật Bản# Bánh rán Dorayaki# Bảo hiểm hưu trí quốc gia# Bảo hiểm y tế quốc gia# Bão Hinnamnor# Bão số 11# bão số 14# Bắt nạt nơi làm việc# Bộ y tế lao động và phúc lợi# Bonenkai# Buôn lậu ma túy# Bưu điện# Bưu điện Nhật Bản# Cẩm nang# Cẩm nang cuộc sống# Cẩm nang Nhật bản# Cắm trại# Can thiệp ngoại hối# Cảnh báo# cảnh báo bão# Cây lá đỏ# Cây lá đỏ nhật bản# CDC# Chào mừng đến với Osaka# Chế tạo tóc người# Chibi Maruko-chan# Chiến tranh Nhật Bản# Chuyển phát bưu điện# Chuyển việc tại Nhật# Chuyển visa# CIR# Cố ý giết người# Combini# con người# Con người các tỉnh# Công nghệ# Công nghệ Nhật Bản# Corona# Covid 19# Credit Card# Cuộc sống ở Nhật# Đăng kí vé tháng# Đăng ký tài khoản# Đăng ký thi JLPT# Demae Can# Dị ứng phấn hoa# Điện hạt nhân# Diện tích Nhật Bản# Định cư# đồ ăn Nhật Bản# Đồ ăn nhật bản# Động đất# Đồng yên# Đồng yên hạ giá# Đồng yên mất giá# Du học Nhật Bản# Du học sinh Việt cứu người# Du lịch# Du lịch địa điểm tokyo# Du lịch Nhật Bản# Du lịch osaka# Du lịch tokyo# Đường dây nóng hỗ trợ người Việt# Đường sắt Nhật Bản# Fashion# Fuji# Fuji mountain# Fukuoka# Galaxy Harajuku# Geisha# Giá điện# Giá gas# Giá trứng gà# Giải Nobel# Giao lưu văn hóa# Giao nhận hàng# Giáo viên trộn thuốc tẩy vào thức ăn học sinh# Gửi đồ về Việt Nam# Gửi hàng nhanh ở Nhật Bản# Gửi thư quốc tế# Gửi thư trong nước# Hair Salon# Halloween# Hàng giả# Hankyu Umeda# Hẹn ngày giao hàng bưu điện# Hỗ trợ 5 man# Hoa anh đào# Học tiếng Nhật# Hokkaido# Hôn nhân & gia đình# Hùng biện tiếng Nhật# Hướng dẫn cho người lần đầu# In tài liệu# iPhone14# Japan Post# JLPT# Juminhyou# Kawaii# Kết hôn ở Nhật# Khách sạn con nhộng# Kính áp tròng# Kono Tarou# Lá đỏ# Lá đỏ 2022# Lạm phát# Làm thêm# Làm tóc ở Nhật# LASIK# Lawson# Lễ hội# Lễ hội pháo hoa Ibaraki# Lễ hội Việt - Nhật# Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa# LGBT# Logistic# Luật lao động# Mã bưu điện# Maneki Neko# Manga# Miễn giảm thuế# Miễn phí 81kg hành lí# Miễn thuê cho TTS# Miễn thuế cho TTS Việt Nam# Miễn xét nghiệm# Mitsubishi UFJ# Mổ mắt cận thị# Món ăn# món ăn Nhật bản# mua bán đồ cũ trực tuyến# Mua bán sổ thẻ ngân hàng# Mua đồ cũ# Mùa đông Nhật Bản# Múa Nhật bản# Mua Sắm# Mua sắm Online# mùa thu# My Number# Myna Point# Nagasaki# Nanaco# Nenkin# Nenkin 5 năm# Ngân hàng# Nghỉ việc ở Nhật# Nhà ở# Nhập cảnh# Nhập cảnh Nhật Bản# NHK# núi Phú Sĩ# Núi Phú Sĩ lịch sử# Núi Phú sĩ tồn tại như thế nào# Onsen# Osaka# Otaku & Wibu# Paidy# PayPay# Phân loại rác# Pháp luật# Phát hành# Phiếu mua hàng# Phối đồ Hè - Thu# Phòng tránh bão# phòng tránh bão ở Nhật# Quốc hoa Nhật Bản# Quốc tang# Quốc tang Shinzo Abe# QUốc tang thủ tướng Abe# Rakuten Account# Rakuten Card# Rakuten Point# Robot kĩ thuật số# Sakura# Say nắng# Scan giấy tờ# Second-hand# Seven Eleven# SheIn# Shinzo Abe# Sim & Wifi# ST25# Sức khỏe# Sức khỏe & y tế# Suga Yoshihide# Suối nước nóng Nhật Bản# Sushi# Tadaima Tokyo plus# Tắm Osen# Tâm sự# Tăng giá# Tăng lương# Tặng quà người Nhật# Tăng tiền điện# TEPCO# Thạch giảm cân# Thẻ cư trú giả# Thẻ tín dụng# Thiên tai# Thời tiết# Thời tiết Nhật Bản# Thông dịch viên tiếng Nhật# Thông tin Nhật Bản# Thủ tục hành chính# Thủ tục hoàn thuế# Thủ tục ly hôn# Thủ tướng Kishida# Thủ tướng Suga# Thực tập sinh Việt Nam# Thuế & Nenkin# Thuê nhà Nhật bản# Thuốc hạ sốt# tỉ giá đồng yên# Tiêm chủng# Tiêm chủng covid trẻ em# Tiêm vắc xin# Tiện ích & dịch vụ# Tiền kĩ thuật số# Tìm việc làm# Tìm việc tại Nhật# Tin tức Nhật Bản# Tội phạm# Tokutei Gino# Tokyo# TOKYO RED GARDEN AUTUMN FESTIVAL粋2022# Toyota# Trà đạo# Trang phục mùa đông Nhật# Trợ cấp sinh con# Truyện tranh# TTS bị bạo hành# Tư cách lưu trú# Từ vựng tiếng Nhật# Uber Eats# Ứng dụng hay# Vắc xin Omicron# Văn hóa công sở Nhật Bản# Văn hóa Nhật Bản# vật giá# Vật giá Nhật Bản# Vật giá tăng# Vé tháng# Viện phí# Viêt Nam - Nhật Bản# Vietnam Festa Kanagawa 2022# Vietnamairline# Visa# Visa đi Nhật# visa Nhật Bản# Visa thăm thân# Visit Japan Web# Wibu và Otaku# Xin visa# Xu hướng thời trang# Xu hướng thời trang Nhật Bản# Yamato# Yên Nhật# Yosakoi# YTimf việc làm# Yucho# Yucho Banking