Kinh nghiệm khám mắt, mua kính áp tròng ở Nhật Bản
Người Nhật sử dụng kính áp tròng (contact lens) rất nhiều và nó phổ biến với mọi lứa tuổi. Nhất là nếu ai chú trọng việc trang điểm thì kính áp tròng là một trong những yếu tố không thể thiếu đúng không? Tuy nhiên vẫn có một số bạn muốn dùng kính áp tròng ở Nhật nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu nên hôm nay Tadaima Japan sẽ hướng dẫn kèm review ngắn gọn về cách chọn mua kính áp tròng ở Nhật nhé. Những điều dưới đây là do mình tự tìm hiểu và tổng hợp lại, bạn nào có thêm kiến thức y khoa thì bổ sung thêm cho mình nhé.
Cách đi khám mắt ở Nhật
Để sử dụng lens, bạn cần đi khám mắt ở Nhật. Cần xác định trước tiên bạn muốn khám mắt ở phòng khám mắt hay ɭà ở bệnh viện có khoa mắt.Tới bệnh viện
Bệnh viện ɭà cơ sở y tế lớn, nên khám yên tâm, chi phí có khả năng rẻ hơn ở phòng khám ngoài 1 chút.
Tuy nhiên có nhược điểm ɭà chờ đợi lâu, bệnh viện thường ít hơn ɭà phòng khám. Có nhiều bệnh viện không khám vào thứ 7
Tới phòng khám mắt thì có ưu điểm ɭà nhanh chóng, tiện lợi, không phải chời đợi lâu. Có ɭàm vào thứ 7.
Tuy nhiên ở phòng khám có nhược điểm, bác sĩ đôi khi nhiều bệnh nhân, chạy theo số lượng, thành tích, nên khám rất nhanh.
Phòng khám mắt
Để tìm phòng khám mắt gần nơi bạn ở thì cách đơn giản nhất ɭà mở ứng dụng google maps trong điện thoại lên để tìm
Gõ: 眼科クリニック rồi ấn tìm kiếm xung quanh thì sẽ ra ɳɧữɳɡ phòng khám gần bạn
Ngoài cách trên bạn có thể tìm các bệnh viện, phòng khám thông qua quảng cáo, tờ rơi. Hướng dẫn tìm nơi khám mắt từ trung tâm Tư vấn sức khỏe ở quận, thành phố bạn đang sống
Kinh nghiệm đi khám mắt ở Nhật
Tùy bạn có sắp xếp được nhiều thời gian hay không, Nếu thời gian eo hep thì nên hẹn trước, còn nếu khó khăn trong việc đặt trước lịch khám thì cứ tới khám thôi, chờ đợ cũng không lâu lắm. Với mình mình không thích hẹn trước lắm nên tới thẳng luôn chỉ chờ có 10 phút.
Có lẽ do khám mắt không đông như khám răng, nên ở Nhật các phòng khám răng thường có hệ thống đặt lịch khám, còn khám mắt thì ít phòng khám có hệ thống này. Sau khi khám mắt, bạn sẽ được các bác sĩ cấp cho giấy 処方せん, tương tự như đơn thuốc tại Việt nam. Lúc này bạn chỉ cần đem đơn này đến các tiệm bán kính mắt và kính áp tròng rồi yêu cầu mua loại kính áp tròng theo đúng số đo đã ghi trên đơn.
Cần lưu ý rằng, mỗi đơn 処方せん như trên thường chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm. Tức là khi quá 1 năm, bạn cần đi đo khám lại mắt để xem các chỉ số mắt có thay đổi hay không, tránh đeo kính áp tròng không đúng chỉ số, gây ảnh hưởng tới thị lực.
Kính áp tròng
1. Phân biệt kính áp tròng và kính giãn tròng
Kính áp tròng (contact lens: コンタクトレンズ) là kính không có in vân màu hoặc có in vân màu, khi đeo vào đường kính của tròng mắt không thay đổi, tạo cảm giác tự nhiên nhất, thường có đường kính 14-14.2mm.
Kính giãn tròng (circle lens: (サークルレンズ) là kính có in vân màu, đeo vào tạo cảm giác mắt to tròn hơn, đường kính 14.3-15mm.
2. Lưu ý khi chọn mua kính áp tròng ở Nhật
Có 2 loại kính áp tròng chính là loại cứng (ハードレンズ) và loại mềm (ソフトレンズ). Loại mềm là loại được sử dụng rộng rãi hơn nên mình chỉ nói về loại này thôi nhé.
Dưới đây là các thông số quan trọng khi chọn mua kính áp tròng ở Nhật:
① Đường kính: Ký hiệu là DIA (diameter), tiếng Nhật là ダイアメター hoặc 直径. Nếu trên kính ghi là DIA 14.2 nghĩa là đường kính là 14.2.mm. Kính áp tròng thường có đường kính 14.0 – 14.2mm như đã nói ở trên. Với kính giãn tròng, đường kính 14.3 – 14.5mm sẽ cho cảm giác tự nhiên mà vẫn khiến mắt to tròn hơn. Còn từ 14.7-15mm thì thực sự chỉ dành cho những bạn trang điểm kĩ hoặc cosplay, nếu không khi đeo loại này nhìn sẽ rất giả và nhìn mắt rất lồi 😂
② Độ cong: cái này dành cho những bạn cận nhẹ hoặc cận hoặc từng phẫu thuât mắt. Vì khi đeo không đúng độ cong sẽ bị tuột lens rơi ra ngoài (lens quá lỏng) hoặc bị đau đỏ mắt (lens quá chặt). Độ cong được kí hiệu là BC (base curve: ベースカーブ), khoảng phổ biến nhất là 8.5-8.9. Mắt người Việt nằm trong khoảng 8.6, mắt người Nhật nằm trong khoảng 8.7. Nên khi đi mua lens ở Nhật tốt nhất các bạn nên mua lens ở những tiệm lens đàng hoàng, họ sẽ khám và cho biết độ cong của mắt sau đó sẽ cho bạn đeo thử khoảng 3 loại lens để chọn ra được loại thích hợp nhất. Khi đi khám thì bạn cũng sẽ biết được độ của mắt (nếu bạn bị cận hoặc loạn) để chọn kính cho phù hợp. (Độ kính ký hiệu là PWR (Power), tiếng Nhật là 度数 và thường có dấu (-) sau đó là độ kính (dành cho mắt cận hoặc loạn), dấu (+) dành cho mắt viễn thị. Sau khi đi khám bạn đã biết các thông số của kính phù hợp với mắt mình thì có muốn mua ở ngoài cũng sẽ dễ hơn nhiều. Một cặp lens cũng mắc nếu mua mà không khám trước khả năng mua về không dùng được hoặc phải cố dùng rất hại mắt nhé.
Mình xin giới thiệu 2 tiệm lens là Ace Contact và Eye City. Mình khám rất nhiều chỗ nhưng 2 chỗ này cho đeo thử lens và khi mắt mình không hợp họ đều rất nhiệt tình tháo hết tất cả các hộp lens ra cho mình thử từng cái, còn cho mình mẫu đem về để đeo thử vài ngày xem hợp không rồi mới quay lại mua, tiềm khám 1 sen còn thử lens miễn phí nhé. Đây là trang web của 2 tiệm lens trên:
- Ace Contact: https://goace.jp
- Eye City: https://www.eyecity.jp
③ Độ ẩm: Đối với bạn nào bị khô mắt thì nên dùng lens loại 1 ngày (ワンデータイプ) vì nó rất mỏng, mềm và độ ẩm cao, tuy nhiên vẫn nên dùng kèm nước nhỏ mắt chuyên dụng để tránh khô ngứa mắt. Bạn nào mắt khoẻ thì dùng loại 2 tuần – 1 tháng (gọi chung là 定期交換タイプ), lens sẽ dày hơn, độ ẩm hơi thấp hơn một chút nhưng dùng tiện hơn không phải mua lắt nhắt như loại 1 ngày.
Và chú ý tuyệt đối không đeo lens khi ngủ dù chỉ 10 phút, mắt rất cần “hô hấp” giống như cơ thể vậy, khi nhắm mắt lại mà còn để lens trong mắt mắt sẽ bị khô, lens sẽ dính luôn vào mắt và nhẹ thì bị đau đỏ mắt, nặng thì không lấy lens ra được phải đi bệnh viện gắp ra, khả năng giảm thị lực rất cao. Cái này không đùa đâu nhé vì bạn cùng phòng của mình nhậu xỉn về quên tháo lens ra ngủ sáng dậy lens chạy tuốt lên trên tròng mắt phải vào viện gắp ra thật đấy.