1. Home
  2. Cẩm Nang Nhật Bản
  3. Những thông tin tiêm phòng cho trẻ tại Nhật mới nhất 2023
Quang Vinh 2 năm trước

Những thông tin tiêm phòng cho trẻ tại Nhật mới nhất 2023

Rate this post

Nhật Bản là một trong những đất nước phát triển tại Châu Á. Đối với lĩnh vực y tế, hàng năm nước này còn tổ chức các hoạt động tiêm chủng cho người dân nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, phòng chống các bệnh lý không đáng có. Trong đó, việc tiêm phòng cho trẻ ở Nhật luôn được ưu tiên hàng đầu. 

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật gồm loại nào?

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật được chia làm 2 loại: Tiêm chủng định kỳ (定期接種: teiki sesshu) và tiêm chủng tự nguyện (任意接種: nin-i sesshu). 

Trong đó, tiêm chủng định kỳ sẽ có 9 loại vắc xin, trong đó bao gồm các loại vắc xin được nhà nước khuyến khích tiêm cho bé tại các thời điểm nhất định và được miễn phí.

Tiêm chủng tự nguyện có 3 loại vắc xin, đây đều là những loại vắc xin được tiêm tuỳ theo nguyện vọng và phải trả phí. 

Tuy nhiên, dù là tiêm chủng tự nguyện nhưng không có nghĩa là loại tiêm chủng này ít quan trọng hơn tiêm chủng định kỳ. Các bác sĩ ở Nhật vẫn khuyên nên tiêm đầy đủ cả 2 loại này. Lý do vì những bệnh có thể ngừa được do các vắc xin tiêm chủng tự nguyện cũng nghiêm trọng không kém loại vắc xin định kỳ. Thế nhưng vắc xin tự nguyện khá đắt nên tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Vì vậy, bạn tự tìm hiểu và cân nhắc xem có tiêm cho bé hay không nhé.

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật được chia làm 2 loại là tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng tự nguyện.
Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật được chia làm 2 loại là tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng tự nguyện.

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật đăng ký như thế nào?

Ở Nhật, sau khi sinh khoảng 1 tháng, bạn sẽ được quận gửi tài liệu hướng dẫn tiêm chủng cho con về tận nhà. Ngoài các tài liệu hướng dẫn về tiêm chủng, lợi ích của tiêm chủng, từng loại vắc xin thì còn có cả lịch tiêm và số lần tiêm theo tháng tuổi cho trẻ. 

Dựa vào các thời điểm cần tiêm, bạn hãy liên lạc tới khoa nhi của bệnh viện hay phòng khám nhi tư nhân gần khu vực mà bạn cư trú để đặt hẹn tiêm cho bé. Bạn có thể xin danh sách các phòng khám nhi gần khu vực bạn ở từ trung tâm hỗ trợ sức khoẻ của quận, tiếng Nhật gọi là 健康サポートセンター (kenkou.sapooto.sentaa). Đến đúng lịch hẹn, bạn đưa bé đến nơi đã đăng ký để tiêm phòng.

Khi đi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật cần mang theo những gì?

Khi đi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật cần mang theo những gì? Trong số các tài liệu được quận gửi về nhà có các phong bì đựng tài liệu dành riêng cho từng loại vắc xin. Mỗi loại vắc xin đều có 1 tờ 予診票 là phiếu chẩn đoán kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng. Loại phiếu này có ghi tên loại vắc xin, thông tin cá nhân của bé và bảng câu hỏi khảo sát liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm. Khi đưa con đi tiêm, bạn cần mang tờ phiếu này (nhớ ghi bản câu hỏi trước ở nhà), thẻ bảo hiểm y tế của con, và sổ tay mẹ con đến cơ sở y tế nơi bạn đăng ký tiêm phòng nhé.

Khi đi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật cần mang theo những gì?
Khi đi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật cần mang theo những gì?

Các loại vắc xin và lịch tiêm phòng cho trẻ ở Nhật

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật gồm có 2 loại: Tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng tự nguyện.

Tiêm chủng định kỳ

  1. インフルエンザ 菌 b 型(ヒブ): Influenza kin B kata – Vi khuẩn cúm B (Hib)

Bệnh có thể phòng ngừa: Các bệnh truyền nhiễm do tụ cầu Hib như viêm màng não, viêm họng, viêm phổi v.v

Số lần tiêm: Lần đầu tiêm 3 lần, sau đó tiêm bổ sung 1 lần.

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Từ 2 tháng đến trước 5 tuổi

Độ tuổi nên tiêm: 2 tháng (lần 1), 3 tháng (lần 2), 4 tháng (lần 3). Nếu không tiêm được đúng 3 thời điểm trên thì nên hoàn thành 3 lần tiêm trước tháng thứ 6 (mỗi lần tiêm cách nhau từ 4 – 8 tuần). Tiêm bổ sung lần 4 vào giai đoạn 12 – 17 tháng (sau lần tiêm đầu tiên từ 7 – 13 tháng)

  1. 小児用肺炎球菌: Shouni you haien kyuukin – Viêm phổi tụ cầu ở trẻ em

Vắc xin phòng ngừa viêm phổi tụ cầu là mũi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật định kỳ. Căn cứ vào lịch tiêm, mẹ sẽ cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng.

Bệnh có thể phòng ngừa: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa v.v do vi khuẩn tụ cầu

Số lần tiêm: Lần đầu tiêm 3 lần, sau đó tiêm bổ sung 1 lần.

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Từ 2 tháng đến chưa đủ 5 tuổi

Độ tuổi nên tiêm: 2 tháng (lần đầu), 3 tháng (lần 2), 4 tháng (lần 3). Nếu không tiêm được đúng thời điểm trên thì nên hoàn thành 3 lần tiêm trước tháng thứ 6 (mỗi lần tiêm cách nhau trên 27 ngày). Tiêm bổ sung lần 4 vào giai đoạn 12 – 15 tháng

  1. BCG – Tiêm phòng lao

 Bệnh có thể phòng ngừa: Bệnh lao

Số lần tiêm: 1 lần

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Chưa đủ 1 tuổi

Độ tuổi nên tiêm: Giai đoạn từ 5 tháng đến chưa đủ 8 tháng.

Tiêm phòng lao là mũi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật theo định kỳ. Mẹ chú ý lịch để đưa bé đi tiêm nhé.

  1. 麻しん、風しん (MR): Mashin, fuushin (MR): Hỗn hợp sởi và sởi 3 ngày

 Bệnh có thể phòng ngừa: Sởi (rubella), sởi 3 ngày

Số lần tiêm: Kỳ 1 tiêm 1 lần, kỳ 2 tiêm 1 lần

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Kỳ 1 từ 1 tuổi đến chưa đủ 2 tuổi; kỳ 2 từ 5 tuổi đến chưa đủ 7 tuổi.

Độ tuổi nên tiêm: Lần 1 trong thời gian từ 12 tháng đến chưa đủ 24 tháng; lần 2 từ 5 tuổi đến chưa đủ 7 tuổi.

Hỗn hợp sởi và sởi 3 ngày là mũi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật miễn phí. Các mẹ đưa con đi tiêm sẽ không mất một khoản phí nào cả.

  1. 四種混合 (DPT-IPV): Yonshu kongou (DPT-IPV): Vắc xin hỗn hợp 4 loại

Bệnh có thể phòng ngừa: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (polio)

Số lần tiêm: Lần đầu tiêm 3 lần, sau đó tiêm bổ sung 1 lần.

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Từ 3 tháng tuổi đến chưa đủ 7 tuổi rưỡi

Độ tuổi nên tiêm: 3 tháng (lần đầu), 4 tháng (lần 2), trong vòng từ 5 tháng – chưa đủ 12 tháng (lần 3). Tiêm bổ sung 1 lần trong giai đoạn từ 12 tháng đến chưa đủ 24 tháng.

  1. B 型肝炎 (HBV): B kata kanen: Viêm gan B

Bệnh có thể phòng ngừa: Viêm gan B

Số lần tiêm: 3 lần

Độ tuổi có thể tiêm: Từ lúc mới sinh đến sau 10 tuổi (Tiêm sau 1 tuổi thì mất phí)

Độ tuổi nên tiêm: 2 tháng (lần đầu), 3 tháng (lần 2), từ 7 tháng đến chưa đủ 9 tháng (lần 3). Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B thì tiêm lần đầu ngay sau khi sinh, lần 2 lúc 6 tuần tuổi và lần 3 lúc 6 tháng tuổi.

Tiêm chủng định kỳ là những loại vắc xin trẻ cần được tiêm đầy đủ.
Tiêm chủng định kỳ là những loại vắc xin trẻ cần được tiêm đầy đủ.

Tiêm chủng tự nguyện

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật bao gồm các mũi tiêm chủng tự nguyện khác nhau. Mỗi mũi tiêm sẽ có một công dụng tối ưu giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh khác nhau.

  1. ロタウィルス: Rota virus

Đây là vắc xin tươi (dạng uống)

Bệnh có thể phòng ngừa: Tiêu chảy cấp do vi rút Rota

Số lần tiêm: 2 lần đối với loại Rotarix (1価) và 3 lần đối với loại Rotateq (5 価)

Giá tiền: Rotarix 14000 yen/ lần; Rotateq 9000 yen/ lần

Độ tuổi có thể tiêm: Từ 6 tuần đến chưa đủ 6 tháng (Rotarix); từ 6 tuần đến chưa đủ 7 tháng rưỡi (Rotateq)

Độ tuổi nên tiêm: Với Rotarix: 2 tháng (lần đầu), 3 tháng (lần 2)/ Với Rotateq: 2 tháng (lần đầu), 3 tháng (lần 2), 4 tháng (lần 3)

  1. インフルエンザ: Influenza (Cúm mùa)

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật gồm có mũi Influenza

Bệnh có thể phòng ngừa: Cúm mùa

Số lần tiêm: Dưới 13 tuổi: 2 lần/ năm (tháng 10, 11 hàng năm), từ 13 tuổi: 1 lần/ năm

Giá tiền: 3000 yen (lần đầu)

Độ tuổi có thể tiêm: Từ 6 tháng tuổi trở lên

Bạn có thể đăng ký thêm những mũi tiêm chủng tự nguyện để giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý xuất hiện.
Bạn có thể đăng ký thêm những mũi tiêm chủng tự nguyện để giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý xuất hiện.

Các vắc xin tiêm lần đầu từ 1 tuổi trở lên

Tiêm chủng định kỳ cho trẻ ở Nhật

Các bé từ 1 tuổi trở lên sẽ phải bổ sung các mũi tiêm khác nhau. Trong đó, các mũi tiêm phòng cho trẻ ở Nhật theo hình thức định kỳ sẽ được chia theo 3 mũi chính bao gồm: viêm não Nhật Bản, thủy đậu, HPV.

  1. 日本脳炎: Nihon nouen – Viêm não Nhật Bản

Bệnh có thể phòng ngừa: Viêm não Nhật Bản

Số lần tiêm: Lần đầu tiêm 2 lần, sau đó tiêm bổ sung 2 lần.

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Từ 6 tháng tuổi đến chưa đủ 7 tuổi rưỡi

Độ tuổi nên tiêm: 3 tuổi (2 lần đầu, mỗi lần cách nhau từ 6 đến 28 ngày). Tiêm bổ sung lần 1 trong lúc 4 tuổi. Tiêm bổ sung lần 2 trong giai đoạn 9 – 12 tuổi.

  1. 水痘: Mizu bousou – Thuỷ đậu

Đây là vắc xin tươi

Bệnh có thể phòng ngừa: Thuỷ đậu

Số lần tiêm: 2 lần

Độ tuổi được tiêm miễn phí: Từ 1 tuổi đến chưa đủ 3 tuổi

Độ tuổi nên tiêm: 12 – 15 tháng (lần đầu; nên tiêm ngay sau khi tròn 1 tuổi); 18 – 23 tháng (lần 2), lần 2 cách lần đầu 6 – 12 tháng.

  1. HPV ワクチン: Vắc xin HPV (dành cho bé gái)

Bệnh có thể phòng ngừa: Ung thư cổ tử cung

Số lần tiêm: 3 lần

Độ tuổi nên tiêm: Năm thứ 1 trung học (lần đầu), lần 2 cách lần 1 từ 1 – 2 tháng, lần 3 cách lần 2 là 6 tháng.

Tiêm chủng tự nguyện

おたふくかぜ: Otafuku kaze: Quai bị

Đây là vắc xin tươi

Bệnh có thể phòng ngừa: Quai bị

Số lần tiêm: Lần đầu 1 lần, tiêm bổ sung 1 lần

Giá tiền: 6000 yen/ lần

Độ tuổi nên tiêm: 12 – 15 tháng (lần đầu); tiêm bổ sung 1 lần vào giai đoạn từ 5 tuổi đến chưa đủ 7 tuổi.

Sau khi tiêm phòng cho trẻ thì cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng cho trẻ ở Nhật, mẹ cần lưu ý cho bé ở lại 30 phút sau khi tiêm, tình trạng sức khoẻ của bé sẽ được theo dõi tại cơ sở y tế. Trong trường hợp nếu bạn không thấy bé có phản ứng phụ nào xảy ra thì có thể đưa bé về nhà. Tuy nhiên khi về cần tránh cho bé vận động mạnh hoặc chạm vào vết tiêm. 

Trong ngày tiêm, bạn vẫn có thể tắm cho bé như bình thường nhưng lưu ý tránh động vào vết kim tiêm. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau cách thời gian tiêm từ 1 – 2 tuần. Nếu bé có triệu chứng bất thường thì cần liên lạc ngay với bệnh viện hay cơ sở y tế để được tư vấn.

Trên đây là bài viết chia sẻ về kinh nghiệm tiêm phòng cho trẻ ở Nhật. Hy vọng thông tin này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất.

 

148 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
# Aizuchi# Ẩm thực# Ẩm thực Nhật Bản# Amazon Nhật# Ăn uống# Anime# Anime Việt Nam# Appstore# Bản đồ# Bánh mochi Nhật Bản# Bánh rán Dorayaki# Bom tắm LUSH# Bonenkai# Bưu điện# Bưu điện Nhật Bản# Cẩm nang# Cẩm nang cuộc sống# Cẩm nang Nhật bản# Cắm trại# Cây lá đỏ# Cây lá đỏ nhật bản# chó Shiba Inu# Chuyển phát bưu điện# Chuyển việc tại Nhật# Chuyển visa# Combini# con người# Con người các tỉnh# Credit Card# Cuộc sống ở Nhật# Đăng ký tài khoản# Đăng ký thi JLPT# Demae Can# Dị ứng phấn hoa# Diện tích Nhật Bản# Định cư# đồ ăn Nhật Bản# Đồ ăn nhật bản# Du học Nhật Bản# Du lịch# Du lịch địa điểm tokyo# Du lịch Hakone# Du lịch Nhật Bản# Du lịch osaka# Du lịch tokyo# Fashion# Fuji# Fuji mountain# Geisha# Giải trí Nhật Bản# Giao nhận hàng# Gửi đồ về Việt Nam# Gửi hàng nhanh ở Nhật Bản# Gửi thư quốc tế# Gửi thư trong nước# Hair Salon# Hẹn ngày giao hàng bưu điện# Hitachi Seapark# Hoa anh đào# Học tiếng Nhật# Hokkaido# Hướng dẫn cho người lần đầu# In tài liệu# Japan Post# JLPT# Juminhyou# Kawaii# Kết hôn ở Nhật# Khách sạn con nhộng# Kính áp tròng# Lá đỏ# Lá đỏ 2022# Làm tóc ở Nhật# LASIK# Lễ hội# lễ hội Việt Nam tại Kanagawa Nhật Bản# Logistic# Mã bưu điện# Maneki Neko# Manga# Mổ mắt cận thị# Món ăn# món ăn Nhật bản# mua bán đồ cũ trực tuyến# Mua đồ cũ# Mùa đông Nhật Bản# Múa Nhật bản# Mua Sắm# Mua sắm Online# mùa thu# My Number# Myna Point# Nanaco# Nenkin 5 năm# Ngân hàng# Nghỉ việc ở Nhật# Nhà ở# NHK# núi Phú Sĩ# Núi Phú Sĩ lịch sử# Núi Phú sĩ tồn tại như thế nào# Onsen# Paidy# PayPay# Phân loại rác# phim Nhật# Phối đồ Hè - Thu# Phòng tránh bão# phòng tránh bão ở Nhật# Quốc hoa Nhật Bản# Rakuten Account# Rakuten Card# Review hàng Nhật# Review phim Nhật# Scan giấy tờ# Second-hand# Seven Eleven# Số đếm tiếng Nhật# Sức khỏe# Sức khỏe & y tế# Suối nước nóng Nhật Bản# Sushi# Tắm Osen# Tâm sự# Tặng quà người Nhật# tem vứt rác# Thẻ tín dụng# Thiên tai# Thông tin Nhật Bản# Thủ tục hành chính# Thuế & Nenkin# Thuê nhà Nhật bản# Thuốc hạ sốt# Tiện ích & dịch vụ# Tiếng Nhật theo chủ đề# Tìm việc làm# Tìm việc tại Nhật# Tin tức Nhật Bản# Tokutei Gino# Tokyo# Trà đạo# Trang phục mùa đông Nhật# Truyện tranh# Từ vựng tiếng Nhật# Uber Eats# ứng dụng AI# Ứng dụng hay# Văn hóa công sở Nhật Bản# Văn hóa Nhật Bản# Vé tháng# Visa đi Nhật# Visa nhân lực chất lượng cao# visa Nhật Bản# Visa thăm thân# Visit Japan Web# Wibu và Otaku# Xin visa# Xu hướng thời trang# Xu hướng thời trang Nhật Bản# Yamato# Yên Nhật# Yosakoi# YTimf việc làm# Yucho# Yucho Banking