Tiếng Nhật theo chủ đề: Xin visa và gia hạn visa
Sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, chắc hẳn rất nhiều bạn du học sinh, TTS và người lao động hoang mang, lo lắng khi làm thủ tục xin visa và gia hạn visa trên Cục quản lí xuất nhập cảnh, thường được nhắc đến với tên gọi khác là Nyuukan. Trong bài viết này, Tadaima Japan sẽ giúp bạn trang bị những từ vựng cần thiết khi làm thủ tục xin, chuyển đổi và gia hạn visa.
1. Từ vựng khi làm thủ tục xin visa và gia hạn visa
1. ビザ Thị thực2. 申請【しんせい】Đăng ký
3. 延長【えんちょう】Gia hạn
4. 手続き【てつづき】Thủ tục
5. 査証【さしょう】Thị thực
6. 大使館【たいしかん】Đại sứ quán
7. 領事館【りょうじかん】Lãnh sự quán
8. 在外公館【ざいがいこうかん】Trụ sở ngoại giao ở nước ngoài
9.入国【にゅうこく】Sự nhập cảnh
10.発給【はっきゅう】Cấp phát
11.拒否【きょひ】Từ chối
12.在留【ざいりゅう】Lưu trú
13.外交査証【がいこうさしょう】Visa ngoại giao
14.公用査証【こうようさしょう】Visa công vụ
15.就業査証【しゅうぎょうさしょう】Visa lao động
16.一般査証【いっぱんさしょう】Visa thông thường
17. 短期滞在査証【たんきたいざいさしょう】Visa ngắn hạn
18.通過査証【つうかさしょう】Visa quá cảnh
19. 特定査証【とくていさしょう】Visa đặc định
20. 医療滞在査証 【いりょうたいざいさしょう】Visa lưu trú y tế
21. 留学【りゅうがく】Du học
22. 家族滞在【かぞくたいざい】Tạm trú gia đình
23. 永住者【えいじゅうしゃ】Người vĩnh trú
24. 入国管理局【にゅうこくかんりきょく】Cục quản lý nhập cảnh
25. 呼び寄せる【よびよせる】Bảo lãnh
26. 代理人【だいりにん】Đại diện
27. 申請取次者【しんせいとりつぎしゃ】Đại lý đăng ký
28. 法定代理人【ほうていだいりにん】Người đại diện hợp pháp
29. 旅券【りょけん】Hộ chiếu
30. パスポート Hộ chiếu
31. 入学試験【にゅうがくしけん】Kỳ thi tuyển sinh
32. 受験【じゅけん】Dự thi
33. 渡航【とこう】Xuất ngoại
34. 国籍【こくせき】Quốc tịch
35. 観光【かんこう】Thăm quan
36. 出生証明書【しゅっしょうしょうめいしょ】Giấy khai sinh
37.身分証明書【みぶんしょうめいしょ】Chứng minh thư
38. 居住証明書【きょじゅうしょうめいしょ】Chứng nhận cư trú
39.運転免許証【うんてんめんきょしょう】Bằng lái xe
40. 婚姻証明書【こんいんしょうめいしょ】Chứng nhận kết hôn
41. 履歴書【りれきしょ】Sơ yếu lý lịch
42. 受理【じゅり】Sự tiếp nhận
43. 有効期間【ゆうこうきげん】Thời hạn hiệu lực
44. 審査【しんさ】Xét duyệt hồ sơ
45. ビザ申請書【ビザしんせいしょ】Đơn xin visa
46. 日程表【にっていひょう】Lịch trình
47. 派遣状【はけんじょう】Thư phái cử
48. 在職証明書【ざいしょくしょうめいしょ】Chứng nhận tại chức
49. 在留カード【ざいりゅうカード】Thẻ lưu trú
50. 在留期間更新許可申請書 Đơn xin gia hạn thời gian lưu trú
51. 課税証明書【かぜいしょうめいしょ】Giấy khai thuế
52.納税証明書【のうぜいしょうめいしょ】Chứng nhận nộp thuế
53.身元保証書【みもとほしょうしょ】Đơn bảo lãnh
54. 戸籍謄本【こせきとうほん】Bản sao hộ khẩu
55. 健康保険証【けんこうほけんしょう】Thẻ bảo hiểm y tế
56. 雇用契約書【こようけいやくしょ】Hợp đồng lao động
2. Những điều cần lưu ý và tránh khi làm thủ tục xin visa và gia hạn visa Nhật
1/ Nghỉ học quá nhiều
Đây là tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng trong việc xét gia hạn visa du học sinh Nhật. Nghỉ học quá nhiều thể hiện bạn không phải là một sinh viên nghiêm túc. Lý do hoàn toàn xứng đáng cho việc không tiếp tục cấp visa cho bạn học tập tại Nhật nữa.
Bạn cần đảm bảo tỷ lệ lên lớp của mình trên 80%. Tỷ lệ này tính trung bình từ tất cả các tháng học. Mỗi tháng lại được tính theo số tiết học thực tế trong tháng. Sinh viên cần phải chú ý sự chuyên cần của mình để đảm bảo không nghỉ quá số buổi quy định,
2/ Vi phạm quy định của nhà trường và pháp luật đất nước Nhật Bản
Để có thể được gia hạn visa du học Nhật Bản các bạn cần tránh vi phạm các quy định. Không chỉ là quy định pháp luật mà còn cả những điều nhỏ hơn trong trường học. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của sự nghiêm túc và kỷ luật nên rất đánh giá ý thức rất cao.
Một trong những lỗi vi phạm phổ biến của sinh viên Việt Nam là đi làm thêm quá giờ. Quy định là không được làm thêm quá 28 tiếng 1 tuần nhưng nhiều bạn làm đến 48-50 tiếng. Tránh lỗi này không quá khó, bạn có thể nghiêm túc làm đủ 28 tiếng một tuần. Hoặc thỏa thuận với chủ là chỉ báo đóng thuế đủ 28 tiếng theo quy định thôi.
Hãy làm thêm hợp lý để tránh vi phạm pháp luật Nhật Bản
3/ Không nợ học phí
Không hoàn thành học phí cho kỳ học tiếp theo đúng hạn gây hậu quả lớn tới gia hạn visa. Điều đó thể hiện bạn không có dự định học tiếp, không nghiêm túc cho việc học tập. Mà như vậy thì rất khó để cục lưu trú Nhật Bản tiếp tục cấp visa du học cho bạn được.
Do đó, trước khi kết thúc học kỳ này, bạn phải chuẩn bị tài chính để đóng học phí kỳ sau. Đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ học phí trước hạn. Có như vậy, việc gia hạn visa du học Nhật của bạn mới thành công.
4/ Để quá thời gian gia hạn visa
Đây là một lỗi mà rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam mắc phải. Lý do là không để ý đến hạn visa của mình. Khi nhớ tới thì visa mình đã hết hạn từ lúc nào rồi. Và bạn trở thành cư trú bất hợp pháp trên đất Nhật. Khi đó, đến cục lưu trú để gia hạn visa bạn sẽ phải nộp phạt và hồ sơ bị ảnh hưởng.
Khi nộp hồ sơ xin gia hạn visa du học tại Nhật, bạn không được lấy ngay lập tức. Thông thường sẽ phải chờ từ 5 ngày làm việc đến 2 tuần mới có thể có visa. Tốt nhất là trước khi visa hết hạn 1 tháng bạn nên chuẩn bị hồ sơ và tiến hành gia hạn visa.
3. Một số lí do khiến bạn không thể xin visa và gia hạn visa
1/ Lý do thứ nhất, bạn bị trượt visa kỹ sư đi Nhật do bằng cấp của bạn không phù hợp với công việc. Đây là lý do phổ biến nhất mà hầu hết các hồ sơ nào cũng bị mắc phải.
Nguyên nhân là do bên làm hồ sơ chưa có kinh nghiệm nên giải trình không rõ, không chính xác về bằng cấp của bạn dẫn đến việc bị Cục quản lý đánh trượt. Trong trường hợp này thì chúng ta nên chọn cách lên cục giải trình hay rút hồ sơ về làm lại thôi.
2/ Lý do thứ 2 khiến bạn bị trượt visa kỹ sư đi Nhật là do hồ sơ không hoàn hảo, thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Hồ sơ không thống nhất
– Hồ sơ bị thiếu một vài giấy tờ
3/ Lý do thứ ba là lý lịch phạm tội, bạn quên chưa xóa án. Điều này cũng khiến bạn bị đánh trượt visa
4/ Lý do thứ tư là công ty bảo lãnh bạn có vấn đề, được thể hiện ở 2 khía cạnh sau:
– Công ty có quy mỏ: không đủ khả năng bảo lãnh, không có được sự tin tưởng từ phía cục.
– Công ty đang vướng phải một số rắc rối bị cục phát hiện.
Hi vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xin, chuyển đổi hay gia hạn visa. Đừng quên theo dõi và chia sẻ các bài viết trên series Tiếng Nhật theo chủ đề để cùng trang bị cho bản thân và những người thân yêu các kiến thức, từ vựng cơ bản khi sống, học tập và làm việc tại Nhật nhé.