1. Home
  2. Cẩm Nang Nhật Bản
  3. Tìm hiểu về nghệ thuật gấp giấy origami cực độc đáo tại Nhật Bản 
Linh Chi 1 năm trước

Tìm hiểu về nghệ thuật gấp giấy origami cực độc đáo tại Nhật Bản 

Rate this post

Bạn là một người yêu thích sự sáng tạo trong văn hóa Nhật? Bạn đã từng nghe đến nghệ thuật gấp giấy origami Nhật Bản? Nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật không chỉ tạo ra những sản phẩm độc đáo và sáng tạo mà còn rất tốt cho như tư duy của bản thân. Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây với nghệ thuật gấp giấy Origami trong bài viết dưới đây nhé.

Nghệ thuật gấp giấy Origami là gì?

Nghệ thuật gấp giấy Origami là được xem như một biểu tượng đặc trưng và phổ biến của văn hóa người Nhật Bản. Đây là từ ghép của “ori” trong tiếng Nhật gọi là gấp và “Kami” có nghĩa là giấy. 

Nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật có thể tạo ra được rất nhiều loại hình thù chỉ bằng một miếng giấy đơn giản.

Nghệ thuật gấp giấy Origami là gì?
Nghệ thuật gấp giấy Origami là gì? 

Origami được kết hợp với những cách gấp giấy đơn giản để biến miếng giấy từ các hình như hình chữ nhật, hình vuông…thành những hình thù đa dạng mà không cần cắt dán, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các quy tắc Origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami

Quá trình phát triển của Origami gắn bó chặt chẽ với quá trình ra đời và phát triển của giấy viết. Khi người Trung Quốc phát minh ra giấy viết vào những năm 105 sau Công nguyên, giấy viết khi đó quả thật là món hàng xa xỉ và các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nghệ thuật gấp giấy ở giai đoạn này. Vào thế kỷ thứ 6, các nhà sư đã mang giấy từ Trung Quốc tới Nhật Bản. Cũng giống như ở Trung Quốc, người Nhật khi đó chỉ sử dụng giấy trong các dịp lễ quan trọng.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami.
Lịch sử phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami.

Mãi tới những năm 1660, người Nhật mới sử dụng giấy như một công cụ giải trí. Và tận 20 năm sau đó, vào năm 1680 lần đầu tiên hình ảnh những cánh bướm giấy rập rờn mới được nhắc đến trong một bài thơ tiếng Nhật. Đến năm 1797, Akisato Rito đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về gấp giấy nghệ thuật có tựa đề “Sembazuru Orikata” (Xếp ngàn cánh hạc). 

Nhưng phải tới thế kỷ 19, thuật ngữ “gấp giấy” mới trở nên phổ biến khắp quốc đảo này.

Ở thời Minh Trị (Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hưởng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiến cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú.

Còn ở phương Tây, nghệ thuật xếp giấy lại nở rộ vào những năm 700 sau Công nguyên, một phần cũng nhờ vào “con đường tơ lụa” nổi tiếng giữa Trung Quốc và châu Âu. Tây Ban Nha là một trong những nước đầu tiên du nhập môn nghệ thuật mới mẻ này, đồng thời cũng là nước cho ra đời rất nhiều tác phẩm độc đáo. 

Tuy nhiên vào thế kỉ 12, khi phương pháp chế tạo giấy được truyền sang Châu Âu, và một nghệ thuật xếp giấy độc lập đã được hình thành song vẫn không trở thành một nét văn hóa với bề dày về ảnh hưởng cũng như mức độ phát triển như Nhật.

Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa, để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và ngày nay Origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

Origami gắn liền với cái tên của nghệ nhân Akira Yoshizawa. Trong các phòng triển lãm Origami nổi tiếng trên thế giới, ta có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm của cố nghệ sĩ tài ba. Ông đã cống hiến gần trọn cuộc đời mình cho nghệ thuật gấp giấy. Vào năm 1930, nghệ nhân Nhật Bản này đã xây dựng hệ thống ký tự và biểu tượng được sử dụng trong các sách hướng dẫn nhằm hỗ trợ việc phân tích cách gấp các mô hình phức tạp.

Đến năm 1950, ông đã xuất bản những tập sách giới thiệu chi tiết cách gấp các mẫu vật truyền thống và cập nhật cả những thiết kế mới được sáng tạo. Yoshizawa cũng chính là cha đẻ của nghệ thuật sử dụng giấy ướt trong các tác phẩm xếp giấy. Giấy ướt được làm ẩm từng phần hoặc toàn bộ, sau đó sẽ mềm ra như đất sét để người gấp có thể dễ dàng sáng tạo mô hình theo ý mình.

Đặc điểm của nghệ thuật gấp giấy Origami

Hiện nay những phương pháp gấp giấy Origami truyền thống và hiện đại có thể sử dụng các miếng giấy có nhiều hình dạng khác nhau như vuông, tròn, chữ nhất,… để tạo ra các hình thù theo không gian đa chiều một cách đặc sắc và sáng tạo nhất.

Với những tờ giấy đơn giản nhưng sau khi qua tay của những nghệ nhân gấp giấy Origami chung sẽ trở thành nhiều hình thù khác nhau từ đơn giản đến phức tạp khiến nhiều người phải thốt lên vì khâm phục.

Gấp giấy Origami cũng là một trong những minh chứng chứng minh sự sáng tạo không giới hạn của người Nhật Bản từ xưa đến nay.

Đặc điểm của nghệ thuật gấp giấy Origami.
Đặc điểm của nghệ thuật gấp giấy Origami.

Cách gấp giấy origami

Khi thực hiện gấp giấy origami truyền thống Nhật Bản, bạn có thể sử dụng đa dạng các loại giấy khác nhau và hình thù cùng với việc cắt, dán đề tạo ra nhiều hình khác nhau.

Phương pháp gấp origami hiện đại ở Nhật là chỉ sử dụng miếng giấy chữ nhật hoặc hình vuông, tuyệt nhiên không được cắt dán để tạo ra các hình thù khác nhau và chắc chắn có phần phức tạp hơn.

Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật độc đáo này thì có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn cách gấp giấy Origami cho người mới bắt đầu. Hiện nay trên mạng có khá nhiều tài liệu hướng dẫn về loại hình nghệ thuật này. 

Các mẫu gấp giấy origami

Các mẫu origami gấp giấy Origami có thể được tạo thành các hình như máy bay giấy hay thuyền, nhưng có những hình khá phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu gấp origami phức tạp thì thông thường người Nhật hay sử dụng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Các mẫu gấp giấy Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, gần như các mẫu được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem gấp giấy origami như một phần văn hoá truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.

Các loại hình nghệ thuật gấp giấy origami

Nghệ thuật gấp giấy origami con hạc

Nghệ thuật gấp giấy origami con hạc là một trong những loại hình được biết đến nhiều nhất. Sở dĩ con hạc là biểu tượng được người dân Nhật Bản quan niệm là điểm tốt lành. Truyền thuyết Nhật Bản kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sadako Sasaki năm 1955, hình ảnh hạc giấy đã trở thành một biểu tượng của hoà bình.

Origami ghép 

Origami ghép (Modular Origami) là loại Origami truyền thống. Một mẫu vật sẽ được gấp thành nhiều bản giống nhau sau đó các bản này được ghép lại thành một mẫu vật lớn có cấu tạo phức tạp hơn. Ở loại Origami này, người gấp giấy không phải tuân thủ quy tắc chỉ được sử dụng duy nhất một tờ giấy. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ một quy tắc quan trọng khác, đó là không được sử dụng hồ dán hay băng keo. Thay vào đó, họ được phép sử dụng một vết cắt để ghép các mẫu vật nhỏ lại thành khối.

Origami cử động

Origami cử động (Action Origami) là loại Origami tạo ra các mẫu vật có thể cử động được dưới sự điều khiển của con người. Ví dụ như con chim có thể vỗ cánh hay con ếch có thể bật về phía trước khi ta ấn vào chân sau của nó. Pháo giấy cũng là một ví dụ phổ biến, hẳn nhiều người đã từng chơi pháo giấy và đập cho pháo nổ.

Origami trang sức

Origami trang sức (Jewelry Origami) tạo ra các mẫu vật có thể mang được trên người. Còn người chơi Origami thực phẩm (Food Origami) lại sử dụng hoa quả hoặc tảo biển để tạo ra các mẫu vật.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về nghệ thuật gấp giấy origami. Đây là một loại hình nghệ thuật khá phổ biến và độc đáo tại Nhật. Nếu có cơ hội đến đây thì bạn hãy dành thời gian trải nghiệm tìm hiểu thêm về origami nhé!

178 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
# Aizuchi# Ẩm thực# Ẩm thực Nhật Bản# Amazon Nhật# Ăn uống# Anime# Anime Việt Nam# Appstore# Bản đồ# Bánh mochi Nhật Bản# Bánh rán Dorayaki# Bom tắm LUSH# Bonenkai# Bưu điện# Bưu điện Nhật Bản# Cẩm nang# Cẩm nang cuộc sống# Cẩm nang Nhật bản# Cắm trại# Cây lá đỏ# Cây lá đỏ nhật bản# chó Shiba Inu# Chuyển phát bưu điện# Chuyển việc tại Nhật# Chuyển visa# Combini# con người# Con người các tỉnh# Credit Card# Cuộc sống ở Nhật# Đăng ký tài khoản# Đăng ký thi JLPT# Demae Can# Dị ứng phấn hoa# Diện tích Nhật Bản# Định cư# đồ ăn Nhật Bản# Đồ ăn nhật bản# Du học Nhật Bản# Du lịch# Du lịch địa điểm tokyo# Du lịch Hakone# Du lịch Nhật Bản# Du lịch osaka# Du lịch tokyo# Fashion# Fuji# Fuji mountain# Geisha# Giải trí Nhật Bản# Giao nhận hàng# Gửi đồ về Việt Nam# Gửi hàng nhanh ở Nhật Bản# Gửi thư quốc tế# Gửi thư trong nước# Hair Salon# Hẹn ngày giao hàng bưu điện# Hitachi Seapark# Hoa anh đào# Học tiếng Nhật# Hokkaido# Hướng dẫn cho người lần đầu# In tài liệu# Japan Post# JLPT# Juminhyou# Kawaii# Kết hôn ở Nhật# Khách sạn con nhộng# Kính áp tròng# Lá đỏ# Lá đỏ 2022# Làm tóc ở Nhật# LASIK# Lễ hội# lễ hội Việt Nam tại Kanagawa Nhật Bản# Logistic# Mã bưu điện# Maneki Neko# Manga# Mổ mắt cận thị# Món ăn# món ăn Nhật bản# mua bán đồ cũ trực tuyến# Mua đồ cũ# Mùa đông Nhật Bản# Múa Nhật bản# Mua Sắm# Mua sắm Online# mùa thu# My Number# Myna Point# Nanaco# Nenkin 5 năm# Ngân hàng# Nghỉ việc ở Nhật# Nhà ở# NHK# núi Phú Sĩ# Núi Phú Sĩ lịch sử# Núi Phú sĩ tồn tại như thế nào# Onsen# Paidy# PayPay# Phân loại rác# phim Nhật# Phối đồ Hè - Thu# Phòng tránh bão# phòng tránh bão ở Nhật# Quốc hoa Nhật Bản# Rakuten Account# Rakuten Card# Review hàng Nhật# Review phim Nhật# Scan giấy tờ# Second-hand# Seven Eleven# Số đếm tiếng Nhật# Sức khỏe# Sức khỏe & y tế# Suối nước nóng Nhật Bản# Sushi# Tắm Osen# Tâm sự# Tặng quà người Nhật# tem vứt rác# Thẻ tín dụng# Thiên tai# Thông tin Nhật Bản# Thủ tục hành chính# Thuế & Nenkin# Thuê nhà Nhật bản# Thuốc hạ sốt# Tiện ích & dịch vụ# Tiếng Nhật theo chủ đề# Tìm việc làm# Tìm việc tại Nhật# Tin tức Nhật Bản# Tokutei Gino# Tokyo# Trà đạo# Trang phục mùa đông Nhật# Truyện tranh# Từ vựng tiếng Nhật# Uber Eats# ứng dụng AI# Ứng dụng hay# Văn hóa công sở Nhật Bản# Văn hóa Nhật Bản# Vé tháng# Visa đi Nhật# Visa nhân lực chất lượng cao# visa Nhật Bản# Visa thăm thân# Visit Japan Web# Wibu và Otaku# Xin visa# Xu hướng thời trang# Xu hướng thời trang Nhật Bản# Yamato# Yên Nhật# Yosakoi# YTimf việc làm# Yucho# Yucho Banking